Theo các nhà nghiên cứu, gen di truyền của người mẹ quyết định tới trí thông minh của trẻ nhiều hơn từ bố.
Cụ thể, trí thông minh nằm trên nhiễm sắc thể X. Người mẹ có khả năng truyền gen trí thông minh cho con cái bởi họ có 2 nhiễm sắc thể X (XX) – gấp đôi lượng gen thông minh so với người cha, vốn chỉ có một nhiễm sắc thể X (XY).
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra, gen di truyền có chức năng nhận thức tiến bộ mà con cái thừa hưởng từ người cha có thể tự động bị vô hiệu hóa.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tiến hành trên những con chuột biến đổi gen cũng cho kết quả tương tự. Những con chuột có thêm lượng gen từ mẹ sẽ có phần đầu và não phát triển hơn, nhưng thân hình lại nhỏ. Còn những con có thêm lượng gen từ cha với hộp sọ nhỏ lại có thân hình phát triển lớn hơn.
Nghiên cứu sâu hơn nữa, các nhà khoa học đã xác định được tế bào chỉ chứa gen của mẹ hoặc cha trong 6 vùng độc lập ở não chuột. Các vùng này liên quan mật thiết đến chức năng nhận thức của chuột, từ thói quen đơn giản như ăn uống, tiểu tiện đến phức tạp hơn như suy luận và ghi nhớ.
“Các tế bào gen của người cha tích lũy trong các bộ phận của hệ thống limbic, có liên quan đến các chức năng như tình dục, nhu cầu ăn uống và sự chiến đấu. Nhưng chúng tôi lại không phát hiện ra bất kỳ gen di truyền nào của người bố trong vùng vỏ não, vốn là vùng chỉ huy tư duy cấp cao như suy luận và ghi nhớ, lên kế hoạch hay giao tiếp”.
Theo các nhà nghiên cứu, con cái thừa hưởng trí thông minh từ mẹ nhiều hơn bố
Lo ngại sự khác nhau giữa bộ não người và não chuột, các nhà nghiên cứu ở Glasgow (Anh) đã thực hiện một nghiên cứu để khám phá nhiều hơn về trí thông minh của con người. Họ đã triển khai khảo sát trên người, với 12.686 thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi được tham gia phỏng vấn.
Mặc dù tính đến một số yếu tố như trình độ học vấn, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội khác nhau, nhóm nghiên cứu vẫn thu được, tỷ lệ khác biệt giữa trí thông minh của con cái và người mẹ chỉ 15%.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington cũng phát hiện ra mối liên kết tình cảm giữa mẹ và con còn giúp phát triển một số bộ phận trong não. Những đứa trẻ được sống hạnh phúc bên mẹ trong 7 năm đầu đời có vùng hippocampus trung bình lớn hơn 10% so với những đứa trẻ phải sống xa mẹ. Hippocampus là một khu vực của bộ não liên quan đến trí nhớ, học tập và đối phó với căng thẳng.
Mối liên hệ chặt chẽ với mẹ còn giúp trẻ cảm thấy an toàn, cho phép chúng khám phá thế giới và đủ tự tin để tự giải quyết vấn đề. Ngoài ra, những bà mẹ tận tụy, chu đáo sẽ thường xuyên giúp đỡ trẻ, càng giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của mình.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, di truyền không phải yếu tố duy nhất quyết định đến trí thông minh của trẻ. Chỉ khoảng 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường.
Để lại một phản hồi