Nhiều cô gái muốn “trở về quá khứ” bằng những bức hình mang nét cổ xưa. Một trong những cách “du lịch xuyên không” ấy chính là khoác lên mình bộ áo yếm đậm chất á đông.
Yếm có một biến thể khác được gọi là Áo Yếm, được phụ nữ ngày xưa mặc bên dưới áo khoác. Yếm được xem là y phục đơn giản thường nhưng rất hấp dẫn với người phụ nữ Á Đông
Yếm là một miếng vải mỏng manh có khổ vuông, hai đầu nhọn đính dây để nẹp vào cổ và eo cốt che kín từ ngực đến rốn, hở nách. Trẻ con khi mới sinh thường được mặc yếm đỏ để chúc phúc và tránh tà, khi đến tuổi trưởng thành thì chỉ nữ lưu còn dùng yếm.
Ngoại trừ màu vàng là đặc quyền của hoàng đế, các màu khác tùy theo. Hầu hết đàn bà ưa dùng các màu trắng, mỡ gà, điều, bã trầu, hoa cà, nâu, cũng có các màu nõn chuối, cánh trả, gốm nhưng hiếm hơn. Cứ theo thi phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (十戒孤魂國語文) của tác giả Lê Thánh Tông, các hoa nương thường chuộng mặc “yếm chéo cánh, cạnh thêu”, có màu “lục cổ vẹt, đỏ tiết dê, xống dang chân thắt đáy”.
Người phong lưu dùng yếm dệt từ lụa hoặc thổ cẩm, dân hạ lưu chọn các loại vải kém bền hơn như bông, tơ chuối. Mặt yếm có thể thêu hoa, bướm hoặc uyên ương, trường hợp đặc biệt hơn là con dơi (phúc), quả ổi(lộc), quả đào (thọ) hoặc các biểu hiện đạo đức.
Suốt thời Minh Thanh, do các tiêu chuẩn đạo đức ngày càng bảo thủ nên yếm được tận dụng để ép phẳng ngực đàn bà; các nhà quyền quý thường may bằng chất liệu vải dày hoặc đồng, bạc, vàng, đôi khi còn đính thêm cườm hoặc kim tuyến. Ngoài ra, phần nách áo cũng được nới rộng để che kín hơn trước. Đến nay chỉ còn thứ yếm của người An Nam còn giữ được những nét nguyên thủy.
Để lại một phản hồi