Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh phải “tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau”, chứ không phải là đối đầu, hơn hay thua.
Trong suy nghĩ của nhiều người, giáo viên thường xuất hiện với trang phục chỉn chu, thậm chí có phần mộc mạc để làm gương cho học trò. Thế nên, nếu trang phục của cô giáo quá táo bạo, cá tính, theo xu hướng cũng sẽ gây ra sự không hài lòng, thậm chí phản đối từ phía phụ huynh.
Chẳng hạn, một cô giáo sinh năm 1995 ở Trung Quốc mặc đồng phục JK (Trong tiếng Nhật, Joshi Kousei (JK) dùng để chỉ kiểu trang phục của những nữ sinh cấp 3) trong giờ học gây tranh cãi vì phần váy quá ngắn. Dù học sinh không có ý kiến gì nhưng nhiều phụ huynh khi xem những bức ảnh đã công khai bày tỏ sự phản đối.
“Mặc trang phục như vậy đến lớp không tốt, không đứng đắn, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của học sinh”, một người nêu ý kiến. Cô giáo cũng không hề cho qua, trái lại trả lời thẳng thắn: “Đây là quyền tự do của tôi. Anh chị không có quyền kiểm soát việc tôi mặc gì”.
Câu chuyện dẫn tới tranh cãi với những quan điểm trái chiều.
Nhiều người cho rằng, không có quy định rõ ràng hạn chế phong cách ăn mặc của giáo viên. Miễn là phải đảm bảo sự đứng đắn và không phá vỡ trật tự bình thường của lớp học. Như vậy, dù sở thích của giáo viên là mặc đồng phục JK cũng không có vấn đề gì cả. Chưa kể, những bộ quần áo xinh xắn thực sự có thể làm nổi bật vẻ đẹp của giáo viên, khiến học sinh cảm tình hơn.
Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh phải là mối quan hệ “tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau”, chứ không phải đối lập, hơn hay thua, cha mẹ không nên tùy tiện phán xét. Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình, cha mẹ cũng phải ghi nhận sự nỗ lực và khó khăn của giáo viên, không nên chỉ vì một bộ quần áo mà có thành kiến. Thay vì chỉ trích vô cớ thì tốt hơn hết hãy thư giãn và nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý.
Quan trọng nhất, khi đánh giá một giáo viên, chúng ta vẫn phải tập trung vào trình độ và khả năng giảng dạy chứ không chỉ săm soi vào trang phục.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này, trang phục của cô giáo rõ ràng quá ngắn, không phù hợp với môi trường lớp học. Cô lại đứng trên bục cao, như vậy càng làm tăng sự nhạy cảm.
Đi theo trào lưu không có nghĩa là bất chấp môi trường không phù hợp, giáo viên phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Giáo viên cũng nên giữ tâm thái ôn hòa, đối xử tích cực, đúng mực với phụ huynh. Khi có vấn đề cần bình tĩnh, xem xét nghiêm túc và có cách phản hồi hợp lý.
Để lại một phản hồi