Số phận cung nữ thử hôn, người giúp công chúa thử “ân ái” với phò mã và dạy “chuyện ấy” cho hoàng tử, sẽ ra sao?

Để đảm bảo bản thân không gả cho nhầm người, thời phong kiến công chúa đã có cách đặc biệt để xác định, đó là cử 1 cung nữ tới “thử” phò mã.
Hoàng tộc Trung Quốc cổ đại rất coi trọng việc nối dõi tông đường. Không chỉ hoàng đế có 3.000 mỹ nhân trong hậu cung mà hôn nhân của các thành viên trong hoàng thất cũng không hề cẩu thả. Ngay cả phò mã của công chúa cũng được lựa chọn từ hàng nghìn người. Và người xưa đã nghĩ ra một hệ thống “thử hôn” để lựa chọn rể quý cho nhà vua.

Theo các ghi chép sử sách, không dễ để trở thành con rể của hoàng đế. Trước khi kết hôn, phò mã gia phải vượt qua đánh giá của “cung nữ thử hôn”. Những khiếm khuyết, khả năng chăn gối, gia đình phò mã… là những yếu tố để công chúa quyết định kết hôn với người đó hay không.

Cung nữ thử hôn

Nói một cách đơn giản, thân phận thực sự của cung nữ thử hôn chính là thị nữ thân cận bên cạnh công chúa. Chức năng chính của nàng là mở đường cho công chúa, thử lòng phò mã cũng như cuộc sống ở phủ của chàng. Sau khi sống trải nghiệm, cung nữ này sẽ trở về cung bẩm báo lại với chủ nhân. Ở trong phủ phò mà và bản thân chàng có bất kỳ khuyết điểm nào cũng đều được kể lại tường tận. Công chúa là người có thân phận cao quý, cung nữ tuyệt đối không được đùa giỡn, giấu giếm hay bịa đặt. Hầu hết các cung nữ thử hôn cũng đều không dám đùa giỡn với tính mạng của mình.

Ảnh minh họa

Vậy những cung nữ thử hôn này sẽ kiểm tra những khía cạnh nào của chàng rể hoàng gia? Ngoài việc kiểm tra “năng lực” của chàng rể tương lai, tức là vấn đề thể chất và tâm lý, họ còn muốn xem tính cách anh ta ra sao. Chỉ bằng cách này, công chúa mới có thể yên tâm kết hôn.

Khi không có vấn đề gì, nhiệm vụ của cung nữ thử hôn hoàn thành. Công chúa sẽ được gả vào nhà trai đúng thời hạn. Trong hầu hết các trường hợp, những cung nữ thử hôn sẽ được phò mã hoặc công chúa giữ lại phủ, trở thành thê thiếp hoặc người hầu cho họ.

Trên thực tế, những cung nữ thử hôn đều là những cô gái trẻ, lớn lên trong chốn thâm cung và chưa bao giờ trải qua chuyện tình cảm nam nữ. Họ không trải đời, không thể phân biệt tốt xấu. Nói cách khác, sự hiểu biết của họ về khía cạnh này rất ít. Mặt khác, những chàng phò mã tương lai biết rõ về việc thử hôn nên họ không bao giờ để lộ ra mặt xấu của mình trước mặt các cung nữ này. Những gì mà cung nữ thử hôn thấy chỉ là biểu hiện giả dối. Do đó, khi trở về bẩm báo chủ nhân, mô tả của họ thường không giống với tình hình thực tế.

Kết cục bi thảm

Nếu quá trình thử hôn diễn ra suôn sẻ, công chúa ưng thuận thì sẽ theo chàng về dinh. Lúc đó, cung nữ thử hôn sẽ đi theo công chúa làm “của hồi môn”. Nếu được phò mã thích và được công chúa đồng ý, cung nữ thử hôn có thể trở thành vợ lẽ trong phủ. Dẫu vậy, cung nữ thử hôn vẫn là nô lệ. Sau khi vào phủ phò mã, nàng có thể bị chính công chúa đánh đập làm nhục. Dù sao cung nữ này cũng đã cùng phò mã ân ái, không tránh khỏi công chúa ghen tị. Rơi vào hoàn cảnh này, người cung nữ sẽ bị hạn chế ở khắp nơi trong phủ, địa vị thấp hèn, vận mệnh nằm trong tay công chúa. Chỉ cần làm công chúa phật ý là sẽ bị mắng chửi, đánh đập, thậm chí tước đi sinh mạng bất cứ lúc nào.

Trên đây là trường hợp việc thử hôn suôn sẻ, công chúa đồng ý xuất giá. Vậy nếu thử hôn thất bại và công chúa không đồng ý cưới người đó thì sao? Lúc này, cung nữ thử hôn đã mất trinh, không còn được xem trọng nữa. Nàng có thể bị trục xuất khỏi cung, hoặc nếu được ở lại cũng chỉ có thể làm những công việc lặt vặt như giặt giũ, may vá. Cả đời cung nữ này không thể thăng tiến, cứ sống lủi thủi như vậy đến già.

Ảnh minh họa

Còn một khả năng nữa là chính phò mã tương lai không cưới công chúa vì lý do “thử hôn” hoặc lý do riêng. Số phận của cung nữ thử hôn lúc này cũng bi đát vô cùng vì nàng không còn trinh trắng. Tuy nhiên, điều này khó xảy ra bởi trong xã hội phong kiến, hoàng đế là người đứng ngoài quan sát, phò mã không phải thích làm gì cũng được.

Ngoài ra, nếu công chúa xuất giá nhưng không đem theo cung nữ thử hôn thì số phận của nàng coi như bị bỏ rơi. Họ buộc phải rời khỏi hoàng cung với một vết đen đeo bám và khó có được cuộc sống như bao cô gái bình thường khác.

Giáo dục giới tính cho hoàng tử

Ngoài việc phục vụ công chúa, những cung nữ thử hôn còn có một nhiệm vụ đặc biệt với các hoàng tử. Trong hoàng gia Trung Quốc cổ đại, việc giáo dục giới tính cho các hoàng tử là điều tối quan trọng và chính những cung nữ thử hôn sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

Khi các hoàng tử 13-14 tuổi, chuẩn bị kết hôn, hoàng thất sẽ bố trí một số cung nữ nhất định làm thầy dạy sinh lý cho họ. Những cung nữ này phải lớn tuổi, đàng hoàng và còn trinh.

Để trở thành cung nữ dạy sinh lý cho hoàng tử, họ phải trải qua sự cạnh tranh khốc liệt, được đào tạo trước rồi mới đi làm. Trước hết, họ được những cung nữ già có kinh nghiệm đào tạo nghiệp vụ. Một khi được chọn làm giáo viên dạy dỗ hoàng tử, cung nữ sẽ được đối xử rất khác. Họ được nhận lương hàng tháng, có kỳ nghỉ, không còn làm cung nữ bình thường nữa. Nếu may mắn, họ còn có cơ hội bay lên cành cao làm phượng hoàng. Chính vì vậy mà rất nhiều cung nữ dùng đủ mọi cách để có được vị trí huấn luyện cho hoàng tử.

Số phận của những cung nữ này rất đơn giản, chỉ có 2 kết cục. Nếu có dung mạo xinh đẹp sẽ được hoàng đế sủng ái, sinh hoàng tử, mẹ quý nhờ con, có thể leo lên những vị trí cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn các cung nữ thử hôn đều có địa vị thấp kém, thiếu tầm nhìn và kiến thức nên phải làm thê thiếp, làm bệ phóng cho người khác trèo cao.

Thứ hai, vì trở thành phi tần của hoàng đế nên cả đời họ không thể xuất cung. Khi không được hoàng đế sủng ái thì sẽ chết trong cô độc, bi thương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*