Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Các nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư Việt Nam và Đức đã công bố một loài cá cóc sần mới được phát hiện ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Ảnh: Researchgate.net.
Loài mới này được đặt tên là cá cóc sần Ngọc Linh (Tylototriton ngoclinhensis). Đây là một phát hiện mới hết sức bất ngờ và thú vị về các loài lưỡng cư thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi ở Việt Nam. Ảnh: Researchgate.net.
Trên tạp chí ZooKeys, các nhà nghiên cứu cho biết loài cá cóc mới đã được xác nhận dựa trên bằng chứng hình thái và sinh học phân tử khác biệt so với những loài đã biết. Ảnh: Researchgate.net.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên. Ảnh: Researchgate.net.
Được tìm thấy ở độ cao 1.800 mét, cá cóc sần Ngọc Linh cũng lập kỷ lục về độ cao đối với loài cá cóc được phát hiện ở Việt Nam. Các loài đã biết chỉ phân bố ở độ cao từ 250-1.740 mét. Ảnh: Researchgate.net.
Loài mới nằm cách quần thể họ hàng cùng chi Tylototriton gần nhất khoảng 370 km, do vậy đây cũng là một khám phá quan trọng về mặt tiến hóa và địa lý động vật học. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Cá cóc sần Ngọc Linh được nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư Phùng Mỹ Trung tìm thấy lần đầu vào năm 2018. Nhà khoa học cho biết, khi ấy ông đã chắc chắn đây là loài mới và sẽ là công bố thú vị nhất đối với bộ Lưỡng cư có đuôi ở Việt Nam. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Nhưng phải mất hơn 4 năm, sau rất nhiều cuộc khảo sát một mình nơi vực sâu, núi cao, ông mới có cơ hội thu đủ mẫu nghiên cứu và chuẩn bị cho công bố loài cá cóc mà ông mô tả là “cực đẹp và cực hiếm” này. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Công bố mới này có thể coi là một phát hiện nổi bật nhất về các loài động vật ở Việt Nam năm 2023. Các nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư hi vọng rằng trong tương lai sẽ phát hiện thêm những loài cá cóc mới khác ở dải đất miền Trung từ Quảng Bình cho đến Kon Tum. Ảnh: Researchgate.net.
Để lại một phản hồi