Lở đất khiến hơn 300 người thiệt mạng, chôn vùi 1.182 ngôi nhà

Hơn 300 người thiệt mạng trong vụ việc này. Ảnh: Reuters

Vụ lở đất xảy ra vào 3h45 sáng 24/5 theo giờ địa phương, chôn vùi hàng trăm người dưới đống đổ nát.

Amos Akem, một nghị sĩ của tỉnh Enga, cho biết vụ lở đất xảy ra ở làng Yambali, cách thủ phủ tỉnh Wabag khoảng hai giờ lái xe lúc sáng sớm thứ Sáu. Con đường từ thủ đô đến Yambali bị gián đoạn do đất đá che lấp, cản trở nỗ lực cứu trợ. Số người thiệt mạng có thể lên tới hơn 300 người, cao hơn gấp ba lần so với ước tính ban đầu. Số thương vong có thể tăng lên do chính quyền vẫn đang cập nhật. Trận lở đất còn chôn vùi 1.182 ngôi nhà.

Hơn 300 người thiệt mạng trong vụ việc này. Ảnh: Reuters

Người đứng đầu phái đoàn của Tổ chức Di cư Quốc tế tại Papua New Guinea, Serhan Aktoprak, cho biết khu vực bị ảnh hưởng có diện tích bằng 3-4 diện tích sân bóng đá và là nơi sinh sống của 3.895 người. “Đất vẫn tiếp tục trượt xuống, do đó việc cứu hộ rất khó khăn”, ông nói. Mới có 4 thi thể được đưa ra khỏi đống đổ nát, nhiều ngôi nhà bị vùi lấp mà lực lượng chức năng chưa thể tiếp cận.

Quản lý tỉnh Enga, Sandis Tsaka, cho biết các đội ứng phó khẩn cấp đã được cử đến khu vực này, bao gồm nhân viên cứu hộ, cảnh sát và nhân viên y tế. “Vụ lở đất kinh hoàng được mô tả là một thảm họa thiên nhiên chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng con người, hiện chưa có con số thống kê chính xác”, vị này cho biết.

Elizabeth Laruman, người điều hành một doanh nghiệp trong khu vực, nói với truyền thông rằng những ngôi nhà bị san phẳng khi sườn núi bị sạt lở. “Sự việc xảy ra khi mọi người vẫn còn đang ngủ say và toàn bộ ngôi làng đã chôn vùi”, cô nói với ABC.

Hiện trường đổ nát sau thảm họa lở đất. Ảnh: AFP

Những bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy người dân đang trèo lên những tảng đá khổng lồ, nằm rải rác giữa các thân cây và những mảnh vụn do vụ lở đất để lại. Khu vực xảy ra thảm kịch lở đất nằm ngay phía Nam đường xích đạo, là nơi thường xuyên phải hứng chịu những trận mưa lớn.

Papua New Guinea là một quốc gia đang phát triển, dân số hầu hết là nông dân với mô hình tự cung tự cấp. Quốc gia này sử dụng hơn 800 ngôn ngữ. Đường sá và viễn thông đều kém phát triển. Papua New Guinea có 10 triệu dân, là quốc gia đông dân thứ hai ở Nam Thái Bình Dương sau Australia.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*