Đặt chân vào một nơi có hàng trăm người giống hệt nhau chắc chắn sẽ là trải nghiệm cực ấn tượng. Một ngôi làng ở Ấn Độ đã khiến giới khoa học nhiều năm trăn trở khi có hơn 200 người sở hữu khuôn mặt giống nhau như chung một khuôn đúc.
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta bắt gặp những cặp song sinh trông rất giống nhau. Thậm chí, có những cặp sinh đôi giống nhau tới mức bố mẹ khó phân biệt. Sự hình thành của các cặp song sinh giống hệt nhau là do trứng đã thụ tinh chia thành 2 phôi. Chúng nhận được các nhiễm sắc thể và vật di truyền giống hệt nhau nên khi ra đời, những cặp song sinh này sẽ cực kỳ giống nhau.
Cơ hội sinh đôi vốn đã rất nhỏ, sinh ba càng nhỏ hơn. Có thông tin cho rằng xác suất sinh 3 giống hệt nhau là khoảng 1/200 triệu ca sinh. Ấy vậy mà một ngôi làng kỳ diệu ở Ấn Độ lại có hơn 200 người trông giống hệt nhau, như thể họ là hơn 200 người sinh cùng trứng vậy.
Ngôi làng có tên là Haragonan, nằm ở phía nam bang Bangalore, miền nam Ấn Độ. Có 237 người trong làng sở hữu ngoại hình giống hệt nhau, không phân biệt giới tính. Tất cả những đường nét trên khuôn mặt của họ như chung một khuôn đúc. Ngôi làng này từng bị phong tỏa một thời gian dài và mãi đến sau Thế chiến thứ 2 mới dần mở cửa với thế giới bên ngoài. Khi khách du lịch được phép vào tham quan, họ đã phải thốt lên kinh ngạc vì những khuôn mặt giống nhau trong làng.
Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của nhà khoa học và di truyền học tên Biharz, người Đức. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông nói rằng hiện tượng này được gọi là “hiện tượng phi gia đình”, rất hiếm gặp trong tự nhiên. Tổng cộng 237 người dân trong làng đều có ngoại hình giống nhau, chiều cao cũng tương đương. Họ có mũi hình nón, đôi môi dày, xương mày nổi rõ các nếp nhăn. Có thể nói giữa họ không có gì khác biệt, điều này ngay cả di truyền học cũng không giải thích được.
Một số học giả cho rằng làng Haragonan có lịch sử lâu đời và bị đóng cửa trong khoảng thời gian dài. Suốt thời kỳ đó, họ không kết hôn với những người bên ngoài, điều này chắc chắn đã khiến người dân nơi đây kết hôn cận huyết. Trong một cộng đồng nhỏ như vậy, quan niệm đạo đức không mạnh lắm. Để duy trì nòi giống, họ không có quy định cấm kết hôn trong 3 đời họ hàng thân thích. Vì vậy, người trong làng sẽ càng giống nhau hơn. Theo thời gian, họ đã phát triển thành một ngôi làng có ngoại hình gây kinh ngạc như ngày nay.
Ngoài ra, đoàn thám hiểm tiến vào sâu trong làng còn nghiên cứu cả thức ăn và nước uống, các nguyên tố trong đất. Họ phát hiện ra đất và nguồn nước địa phương chứa nhiều nguyên tố bạch kim và bismuth. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng những nguyên tố này cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến người dân nơi đây giống nhau hơn. Chúng có thể làm thay đổi tế bào của phụ nữ mang thai, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mọi người có thể tò mò liệu những gương mặt giống như như vậy có khiến người dân trong làng gặp bất tiện trong cuộc sống hàng ngày và làm thế nào để họ phân biệt được nhau? Về vấn đề này, một phụ nữ lớn tuổi trong làng cho biết hầu hết mọi người không dựa vào ngoại hình mà nhận dạng nhau thông qua giọng nói, dáng đi và thói quen nhỏ. Vì làng rất nhỏ nên mọi người đều biết rõ về nhau. Họ có thể phân biệt được những khác biệt tinh tế, thậm chí nhận dạng được nhau thông qua phong cách ăn mặc.
Tuy nhiên, tất cả những suy đoán trên chỉ là phỏng đoán, chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh vì sao người dân làng Haragonan lại giống nhau đến vậy.
Để lại một phản hồi