Hé lộ loạt vũ khí Việt Nam có thể xuất khẩu ra thế giới, đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Mỹ, Trung

Nếu thật sự xuất khẩu vũ khí ra thế giới, đây sẽ là những “mặt hàng” đắt khách mà Việt Nam sản xuất ra. Trên Dân Việt đã có một bài viết bàn về vấn đề này.
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang ngày càng phát triển vượt bậc nhờ được đầu tư mạnh mẽ. Đến nay, chúng ta đã tự chủ được vũ khí trang bị đến cấp sư đoàn bộ binh đủ quân, không còn quá phụ thuộc vào nhập khẩu những vũ khí thông thường.

Dù vậy, không phải tất cả các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương đều được trang bị ồ ạt mà đổi mới từng phần. Các đơn vị cấp sư đoàn bộ binh đủ quân được ưu tiên trước hết. Điều đó làm giấy lên e ngại năng lực sản xuất của các nhà máy sẽ không được tận dụng hết.

Một ý kiến được đưa ra là xuất khẩu vũ khí để duy trì hoạt động của các dây chuyền, đội ngũ thợ lành nghề, đảm bảo sự hài hòa của kỹ thuật – kinh tế. Các vũ khí bộ binh của Việt Nam không hề lép vế khi đứng cạnh những ông lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga…

Radar phòng không, giám sát biển thế hệ mới

Các loại radar phòng không hiện đại đã được nghiên cứu chế tạo thành công ở Việt Nam. Có thể kể đến như RV-02 của Viện Kỹ thuật Quan sự PK-KQ, các radar cảnh giới trên không tầm trung VRS-M2D và bắt thấp VRS-2DM, radar cảnh giới biển của Viettel.


Các loại radar trên đều được đánh giá cao về tính năng, độ tin cậy, dễ vận hành và khá bắt mắt. Đáng nói, giá thành của chúng đều rất hợp lý, càng tăng thêm sức cạnh tranh.
Hiện tại, Việt Nam đã làm chủ công nghệ nâng cấp radar P-18M theo chuyển giao công nghệ của CH Séc. Chúng ta có thể xúc tiến việc cung cấp các gói nâng cấp tương tự cho những quốc gia cũng sử dụng loại radar này.

Tàu hải quân

Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam mang đến niềm tự hào cho dân tộc khi đóng được tàu tuần tra TT-400 và tàu pháo TT-400TP. Đó cũng là cột mốc cho thấy sự phát triển vượt bậc của ngành này.

TT-400 và TT-400TP được đánh giá rất cao về tiềm năng xuất khẩu ra thế giới. Riêng TT-400 có chất lượng, tính năng hoàn hảo và được kiểm chứng qua sự kiện thực tế và chứng tỏ được sự hiệu quả, chất lượng cực kỳ ấn tượng ngay từ màn ra mắt của tàu tuần tra TT-400.


Tàu pháo lớp TT-400TP do Nhà máy quốc phòng Hồng Hà đóng. Ảnh: Dân Việt

Sở dĩ TT-400 và TT-400TP có giá thành thấp là vì Việt Nam hoàn toàn làm chủ từ khâu thiết kế đến thi công. Nhờ từng đóng mới thành công các loại tàu quân sự hiện đại theo hợp đồng của Tập đoàn Damen nên chúng ta cũng có nhiều kinh nghiệm, dễ tiếp cận với công nghệ đóng tàu hiện đại.

Thiết bị thông tin liên lạc

Viettel đã và đang là đơn vị đi đầu trong việc làm chủ công nghệ, sản xuất và cung cấp hàng chục nghìn máy thông tin liên lạc cho quân đội Việt Nam. Được biết, các thiết bị thông tin mới đó đều được ứng dụng công nghệ mới nên ít có khả năng bị gây nhiễu.

Năng lực sản xuất của các nhà máy thông tin thuộc Viettel đang sẵn sàng ở mức cao. Nhiều người tin rằng nếu thật sự có đơn hàng, họ sẽ đáp ứng tốt cả về chất lượng lẫn tiến độ.


VRU611 – máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn đơn biên quân dụng do Viettel sản xuất

Bên cạnh 3 loại vũ khí đáng chú ý kể trên, Việt Nam hiện còn tự chủ sản xuất được nhiều súng đạn bộ binh, đạn cối, đạn pháo cỡ từ 23mm-130mm, đạn pháo phản lực BM-21. Nhu cầu trong nước hiện đã được đáp ứng, tương lai có thể mở rộng công suất để xuất khẩu.

Dù biết năng lực xuất khẩu vũ khí của Việt Nam là có nhưng để hiện thực hóa nó còn cần rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là tìm được thị trường. Bên cạnh đó, còn có một số vũ khí trang bị Việt Nam tuy sản xuất được nhưng vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 (bên chuyển giao công nghệ). Nếu muốn xuất khẩu chúng ta sẽ phải có sự đồng ý của họ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*