Cung nữ thời xưa làm thế nào để giải quyết nhu cầu sinh lý?

Sống cô đơn trong chốn cung cấm nhiều quy tắc khắt khe, cung nữ thời xưa cũng có cách riêng để giải quyết nhu cầu sinh lý.
Cuộc sống của những cung nữ Trung Hoa thời xưa vô cùng khép kín. Họ sống trong những bức tường cao trong cung cấm, buộc phải từ bỏ hầu hết tự do và quyền lợi của mình. Trong xã hội phong kiến, hành động của cung nữ bị hạn chế nghiêm ngặt. Họ chỉ có thể dựa dẫm và giao tiếp với những cung nữ khác trong triều để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tình cảm của mình.

Tuy nhiên, do thân phận thấp kém và bị hạn chế quyền tự do đi lại nên nhiều mong muốn của cung nữ thường không được thỏa mãn. Bọn họ được xem như người dưới đáy chốn cung cấp, đối mặt với hoàng thất cùng quan lại cao tầng, không thể thay đổi vận mệnh của chính mình, chỉ có thể âm thầm chịu đựng cuộc sống gian khổ.

Theo thời gian, nhiều cung nữ thường hình thành mối quan hệ mật thiết với nhau. Có thể nói mối quan hệ này là chỗ dựa và niềm an ủi duy nhất của họ. Trong môi trường cạnh tranh và căng thẳng này, tình cảm gắn bó mà họ có với nhau trở thành động lực để họ đứng vững trước khó khăn.

Ảnh minh họa

Trong trường hợp này, một số cung nữ bắt đầu chọn hành vi “đối thực”. Loại hành vi này khá phổ biến trong các triều đình cổ đại nhưng đó là tình thế mà các cung nữ bất lực đành lựa chọn. Như một cuộc trốn chạy thực tại, “đối thực” giúp các cung nữ tìm kiếm giây phút thoải mái, dễ chịu về tinh thần.

“Đối thực” có nguồn gốc từ hậu cung nhà Hán và được dùng để chỉ mối quan hệ tình dục giữa các cung nữ. Vào thời Hán Vũ Đế, cụm từ này xuất hiện để chỉ mối quan hệ giữa Trần Hoàng hậu và các cung nữ của bà.

Trần Hoàng hậu xinh đẹp và quyến rũ, cực thông minh, giành được sự sủng ái của hoàng đế. Bà không chỉ có vẻ đẹp tuyệt vời mà còn có được địa vị rất cao trong hậu cung nhờ vào trí tuệ của mình. Người ta nói rằng ngay cả những chính sách mà Hán Vũ Đế đưa ra cũng phải được Trần Hoàng hậu phê chuẩn, điều này cho thấy quyền lực của bà trong cung.

Trần Hoàng hậu có một nhóm cung nữ phục vụ cực trung thành. Theo truyền thuyết, vào nửa đêm, khi các cung nữ khác đã ngủ say, Trần Hoàng hậu sẽ đến phòng các đệ tử thân yêu của mình. Họ đóng cửa, kéo rèm, chỉ thắp một ngọn nến lờ mờ, 2 thân ảnh xinh đẹp quấn lấy nhau trong ánh nến mơ hồ này.

Sau khi duy trì mối quan hệ này một thời gian, cuối cùng mọi chuyện truyền đến tai Hán Vũ Đế. Hoàng đế vô cùng tức giận, tuyên bố hoàng hậu băng hoại đạo đức, cuối cùng tước bỏ quyền lực và giáng bà xuống làm thường dân.

Ảnh minh họa

Vào thời nhà Đường thịnh vượng và hùng mạnh, đời sống cung đình đã đạt đến đỉnh cao lịch sử. Mỹ nhân khắp nơi hội tụ về đây, có người thông minh, có người hát hay nhảy giỏi, có người chỉ dựa vào ngoại hình. Người nổi bật nhất trong số này sẽ có cơ hội được hoàng đế ân sủng và trở thành phi tần. Những người còn lại chỉ có thể cam chịu lu mờ trong hậu cung.

Những cung nữ này che giấu nội tâm cô đơn, mất mát. Để tìm kiếm sự thoải mái, nhiều người trong số họ đã tìm đến bạn đồng hành trong đêm khuya và thực hiện hành vi “đối thực”.

Các cung nữ đời Đường sống trong một không gian tráng lệ nhưng bị giam cầm, trói buộc tuổi trẻ và tình yêu. “Đối thực” trở thành lối thoát duy nhất của họ. Dù đó là khoảng thời gian tự do thoải mái ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm nhẹ đi trái tim cô đơn của họ.

Sang đến thời nhà Thanh, hành vi “đối thực” bị nghiêm cấm. Các cung nữ sẽ chịu hình phạt tàn khốc nếu bị phát hiện quan hệ “đối thực” với nhau.

Ban đầu, “đối thực” dùng để chỉ mối quan hệ đồng tính giữa các cung nữ nhưng sau này cũng dùng để nói về quan hệ giữa các hoạn quan và cung nữ. Nó được sử sách ghi lại là cách tồi tệ nhất để làm dịu cơn đói khát. Thái giám không người thừa kế, cung nữ cũng chẳng thể có người bầu bạn. Trong cung, họ nương tựa lẫn nhau, dễ dàng sinh tồn.

Cung nữ và thái giám thường có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Nhưng vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương rất ghét hành vi này. Nếu thái giám hoặc cung nữ bị phát hiện có quan hệ “đối thực” thì sẽ bị tra tấn, thậm chí còn bị hành quyết bằng hình thức lột da vô cùng dã man. Vào thời Vĩnh Lạc, vì địa vị của hoạn quan dần trở nên nổi bật, hoàng đế đã nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*