Cá trong hồ chứa Tam Hiệp không chỉ phong phú về chủng loại, mà do sông Dương Tử chảy qua nhiều khu vực có địa hình phức tạp, nên nước sông chứa nhiều chất dinh dưỡng và thức ăn phong phú giúp cá phát triển.
Tam Hiệp là tên gọi chung của hẻm núi Cồ Đường, hẻm núi Vu và hẻm núi Tây Lăng trên sông Dương Tử, dài 193 km về phía tây, từ Bạch Đế Thành, huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh đến Nam Tân Quan, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là một địa điểm có phong cảnh rất hùng vĩ tại đất nước này.
Sau đó, vì lý do phát triển và kiểm soát lũ lụt, Công trình Thủy lợi Tam Hiệp bắt đầu được xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành vào năm 2006. Trong 12 năm đó, Tam Hiệp về cơ bản đã thay đổi so với diện mạo ban đầu, nhưng cũng vì thế mà nơi đây đã trở thành công trình thủy lợi lớn nhất thế giới mà cho đến nay vẫn chưa có công trình nào vượt qua được.
Công trình Thủy lợi Tam Hiệp là công trình thủy lợi nhất thế giới tính đến hiện tại. Ảnh: ch1.com.cn
Hồ chứa nước Tam Hiệp có ý nghĩa to lớn
Theo trang tin Sohu (Trung Quốc), có thể nói, Tam Hiệp ngày càng có nhiều giá trị hơn, từ vẻ đẹp hùng vĩ ban đầu, đến các công năng thiết thực về giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, trữ nước, phát điện, kiểm soát lũ lụt và hạn hán…
Hồ chứa cũng là “thiên đường cá”
Theo trang tin Sohu, có nhiều tin đồn về thủy quái trong hồ chứa nước Tam Hiệp, và có thể thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng thực tế là hầu hết các tin đồn về thủy quái đều đã được chứng minh là giả mạo. Những con cá lớn được phóng đại thành thủy quái khổng lồ để thu hút sự chú ý.
Vì lịch sử của hồ chứa nước Tam Hiệp không dài, nên không thể có các sinh vật thời tiền sử, hoặc thông với các vùng biển bí ẩn. Ngoài ra, do chức năng sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt và trữ nước của hồ chứa, nên thủy quái không thể không bị phát hiện.
Phóng sinh cá tầm Trung Quốc bắt được ở lưu vực sông Dương Tử vào tháng 8/2000. Ảnh: ch1.com.cn
Sông Dương Tử là con sông dài thứ ba trên thế giới và khu vực thoát nước của nó bao gồm toàn bộ khu vực phía nam Trung Quốc. Có thể nói, nước sông Dương Tử nuôi sống một nửa dân số Trung Quốc. Do vị trí địa lý nằm ở phía nam nóng ẩm và kéo dài qua các cao nguyên, núi, đồi, đồng bằng và các địa hình khác nhau, sông Dương Tử rất giàu tài nguyên động vật thủy sinh.
Trang tin Sohu nhận định, hồ chứa Tam Hiệp đã bị ngăn nước gần 20 năm, có thể coi là “thiên đường cá”. Trên thực tế, ngoài các loài quý hiếm nổi tiếng như cá heo sông Dương Tử, cá tầm trắng sông Dương Tử, cá tầm Trung Quốc và kỳ nhông khổng lồ, đây còn là nơi sinh trưởng của 424 loài cá, trong đó có 183 loài đặc hữu.
Hơn nữa, cá trong hồ chứa Tam Hiệp không chỉ phong phú về chủng loại, mà do sông Dương Tử chảy qua nhiều khu vực có địa hình phức tạp, nên nước sông chứa nhiều chất dinh dưỡng và thức ăn phong phú giúp cá phát triển. Cá trong hồ chứa thường rất to, thậm chí có những con cá có kích thước đáng kinh ngạc.
Ví dụ, loài cá tầm trắng sông Dương Tử, được tuyên bố tuyệt chủng vào ngày 23/12/2019, thường có chiều dài cơ thể từ 2-3 m, con dài nhất có thể đạt tới 7,5 mét và nặng hơn 600 kg, không khác gì một con quái vật khi so với con người.
Cá tầm Trung Quốc cũng là một loài cực kỳ nguy cấp, nhỏ hơn cá tầm trắng sông Dương Tử một chút, nhưng cũng có thể dài tới 5 m, nặng 500 kg. Nhưng thật đáng tiếc, do việc xây dựng Công trình Thủy lợi Tam Hiệp, đặc biệt là đập Cát Châu, hai loài cá cực kỳ quý hiếm đặc hữu của sông Dương Tử đã bị cản trở di cư và sinh sản, dẫn đến sự tuyệt chủng ngày nay.
Tuy nhiên, ngoài hai loài cá nổi tiếng trên, nhiều loài cá khác ít được biết đến cũng có thể phát triển với kích cỡ khổng lồ tại hồ chứa. Tại đây từng bắt được cá trích lớn nặng 212 kg và cá chép Trung Quốc nặng hơn 100 kg.
Để lại một phản hồi