Tưởng rằng đã tìm được một công việc trong mơ, cô gái trẻ không thể ngờ lại rơi vào cái bẫy kinh hoàng của ông chủ gần 70 tuổi.
Phàn Kiến Thanh, 19 tuổi, sinh ra ở một ngôi làng thuộc huyện Lăng Xuyên, thành phố Tấn Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Bố mẹ cô là nông dân lương thiện, 2 anh trai ở nhà làm ruộng sau khi xuất ngũ. Do thành tích học tập không tốt nên Thanh đã bỏ học sau khi tốt nghiệp trung học. Tháng 4/2002, số phận của cô gái trẻ có một bước ngoặt lớn.
Ác mộng của cô thôn nữ trong nhà cựu quan chức
Vào ngày nọ, một vị lãnh đạo thôn tiếp cận dì của Thanh, khi ấy là bí thư thôn để nhờ tìm người giúp việc cho bố mình, ông Quách Tùy Tân, gần 70 tuổi.
Ông Tân là cựu bí thư huyện Tương Viên, sau này giữ chức phó thị trưởng thành phố Trường Trị và Phó chủ nhiệm ủy ban thường vụ Đại biểu HĐND, đã nghỉ hưu. Cuối năm 2001, vợ ông lâm bệnh qua đời, các con đều đã lập gia đình và ra ở riêng, bảo mẫu cũ xin nghỉ việc nên ông ở một mình trong căn nhà nhỏ 3 tầng rộng rãi khang trang. Quách Tùy Tân cảm thấy rất cô đơn và muốn tìm một bảo mẫu để chăm lo cuộc sống của mình. Ông đưa ra yêu cầu là bảo mẫu phải ưa nhìn, thành thật và chịu khó.
Sau khi nhận được lời đề nghị, dì của Phàn Kiến Thanh đã tiến cử cháu gái. Nghe tin con gái mình được chọn làm bảo mẫu của gia đình lãnh đạo, bố mẹ Thanh cảm thấy vui mừng nở mày nở mặt.
Vào ngày 26/4, Thanh được đưa đến nhà của ông Tân ở thành phố Trường Trị, cách làng cô 100km. Sau khi đến nơi, Thanh biết được rằng Lý, bảo mẫu cũ của gia đình đã được phân công làm phóng viên tại một tòa soạn báo. Sau đó, cô có tìm được 2 bảo mẫu đến thay mình nhưng ông Tân không hài lòng. Cảm thấy công việc bảo mẫu này không dễ nên Thanh càng thận trọng hơn.
Để huấn luyện cho Thanh, ông Tân đã nhờ Lý đến hướng dẫn cô cách làm việc nhà và “phục vụ” cuộc sống hàng ngày cho ông chủ. Vì muốn ở lại nên Thanh coi lời nói và việc làm của Lý là chuẩn mực. Lý nói rất nhiều lần: “Em phải nghe lời ông chủ Quách và làm việc chăm chỉ. Ông ấy chắc chắn sẽ không tệ bạc với em đâu”. Mỗi lần nghe những lời này, Thanh đều gật đầu đồng ý. 3 tháng sau, Lý thấy “cô em gái nhỏ” đã có thể tự lo cho mình nên rời đi. Kể từ đó, Thanh thức khuya dậy sớm mỗi ngày, chăm sóc cho ông Tân một cách chu đáo.
Quách Tùy Tân rất hài lòng với Thanh và thường khen ngợi cô: “Cô là một cô gái tốt, vừa có năng lực lại vừa thông minh. Hãy làm tốt ở đây. Tôi sẽ không đối xử tệ với cô, sẽ sắp xếp cho cô một công việc tốt”. Đến cuối tháng 10 năm đó, Thanh đã làm việc ở nhà ông Tân hơn nửa năm.
Vào một buổi sáng, ông Tân chơi mạt chược cả đêm ở nhà hàng xóm trở về nhà. Ngôi nhà rất yên tĩnh, ông nhẹ nhàng đẩy cánh cửa phòng ngủ không khóa trái của Thanh ra. Dưới ánh đèn, Phàn Kiến Thanh không biết ác mộng sắp đến và vẫn đang ngủ say. Ông Tân ngồi xuống giường, run rẩy đưa bàn tay gần 70 tuổi của mình đến mò mẫm cơ thể Thanh.
Phàn Kiến Thanh đột nhiên tỉnh lại, mở mắt liền thấy đó là ông chủ, lập tức ngồi dậy, kinh ngạc hỏi: “Ông chủ, ông làm sao vậy?”.
“Ông thích em!”. Phàn Kiến Thanh sắc mặt tái nhợt vì sợ hãi, vừa dùng hết sức chống cự, vừa khóc lóc cầu xin: “Ông ơi, ông không thể”.
“Ông thích em, chỉ cần em đồng ý, ông sẽ an bài cho em một công việc”. Dưới sự dụ dỗ của Quách Tùy Tân, cô gái trẻ đã trải qua một buổi sáng tăm tối. Thanh vừa khóc vừa ôm gối nói với ông Tân: “Tôi sẽ không làm bảo mẫu cho ông nữa”. Sau đó, cô nhanh chóng thu dọn đồ đạc của mình.
Quách Tùy Tân vội vàng kéo Thanh ngồi xuống và nói: “Tôi sẽ không đối xử tệ với em, sẽ sắp xếp cho em một công việc tốt trong tương lai. Căn nhà này và tất cả tài sản của tôi sẽ cho em thừa kế. Xin em hãy ở lại”. Lúc đó, Thanh dường như đã hiểu tại sao Lý lại nhấn mạnh nhiều lần là phải nghe lời ông chủ. Càng nghĩ về điều đó, cô càng tức giận. Buổi trưa hôm ấy, Thanh tranh thủ lúc Quách Tùy Tân nghỉ trưa đã khăn gói ra đi.
Trở về nhà, Thanh được bao quanh bởi những lời khen ngợi và ghen tị từ gia đình, hàng xóm. Cô không thể mở miệng nói cho bố mẹ biết về nỗi bất hạnh của mình. Hàng xóm còn năn nỉ cô giúp tìm công việc bảo mẫu cho con gái họ tại Khu tập thể Thành ủy Trường Trị. Hai anh trai Thanh cũng hy vọng ông chủ Quách có thể tìm việc giúp.
Ngày hôm sau, ông Tân gọi điện cho Thanh, bảo cô quay lại. Dù không muốn nhưng Thanh lại bị bố mẹ ra sức thuyết phục. Đến ngày thứ 3, ông Tân lại gọi điện nói: “Kiến Thanh quay lại đi, tôi sẽ sắp xếp một công việc cho anh trai cô”.
Nghe nói Quách Tùy Tân sẽ sắp xếp việc cho anh trai Tân, hàng xóm và họ hàng càng ghen tị hơn, anh trai cũng ra sức khuyên cô quay lại. Cuối cùng, quyết tâm nghỉ việc của Thanh bị lung lay, ngày hôm sau cô quay về nhà ông Tân. Chẳng bao lâu sau, anh trai cô được phân công làm bảo vệ trong một đơn vị ở thành phố Tấn Thành.
Nỗi nhục chồng chất
Miễn cưỡng trở lại nhà họ Quách, Thanh thay đổi rất nhiều và cả ngày im lặng. Ông Tân nhiều lần nói: “Đừng có bất kỳ gánh nặng tâm lý nào. Tôi sẽ để em thừa kế tất cả tài sản của mình trong tương lai”. Thanh cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý. Cô vừa là bảo mẫu, vừa là công cụ để ông Tân giải tỏa nỗi cô đơn và trút bỏ dục vọng.
Vào cuối năm 2002, Quách Tùy Tân nói rằng ông sẽ kết hôn với một diễn viên kịch. Tin tức này là đòn giáng mạnh đối với Thanh. Cô tức giận nghĩ: Quách Tùy Tân sẽ bỏ mình ở đâu sau khi kết hôn?”. Vào ngày cưới của ông Tân, Thanh đã khóc lóc thảm thiết ở một nơi không ai thấy và hạ quyết tâm sau này chỉ làm bảo mẫu, tranh thủ thời gian để yêu cầu ông giúp tìm việc.
Mặc dù đã có vợ nhưng ông Tân vẫn không dứt ham muốn với Thanh, nhiều lần quấy rối cô. Thanh nhiều lần nói với ông: “Ông ơi, giờ ông đã có bà rồi, ông không thể tìm cháu nữa”. Ông Tân liền đáp: “Ông muốn cả bà và cháu, cả 2 đều không thể thiếu”. Cuối cùng, cô Tiêu, vợ mới của ông cũng phát hiện ra chuyện của họ.
Vào một ngày tháng 3/2003, Tiêu đi công tác, ông Tân nhân cơ hội này lẻn vào phòng ngủ của Thanh và cưỡng bức cô. Đúng lúc này, Tiêu mở cửa bước vào thì nhìn thấy cảnh tượng khó coi. Tiêu đã làm ầm lên, nhất quyết đuổi Thanh ra khỏi nhà, nhưng ông Tân lại giữ giúp việc bằng được.
Sau đó, Tiêu coi Thanh như cái gai trong mắt, thường xuyên mắng mỏ cô. Quách Tùy Tân lúc này cảm thấy để tình trạng này tiếp diễn không phải điều tốt, ông quyết định tìm sự cân bằng.
Vào tháng 8/2004, ông Tân nói với Thanh: “Em mới tốt nghiệp trung học thì rất khó tìm việc. Hãy học đại học đi”. Thanh vui mừng khôn xiết vì nghĩ mình sắp thoát khỏi ngục tù. Nhưng Quách Tùy Tân nói thêm: “Tuy nhiên, từ giờ trở đi em phải nghe lời bà và không được cãi nhau với bà”. Thanh gật đầu đồng ý. Ngày 24/8, ông Tân đưa Thanh đến một trường đại học ở thành phố Trường Trị để đăng ký.
Đi học, cuộc sống của Thanh không còn đơn điệu nữa, cô gắng hết sức tập trung cho việc này. Tuy nhiên, ông Tân vẫn tìm đến quấy rối cô hết lần này đến lần khác, bà Tiêu thì liên tục đánh đập khiến cô không thể bình tĩnh lại. Trong cơn suy sụp, Thanh dần mắc chứng mất ngủ.
Bà Tiêu thuyết phục chồng là hãy đuổi việc Thanh, nói rằng cô là quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Tất nhiên, ông Tân biết vấn đề tâm lý của Thanh nhưng ông vẫn không đồng ý sa thải cô.
Giết chủ trong cơn phẫn nộ không hối tiếc
Phàn Kiến Thanh đã từng viết một lá thư tuyệt mệnh cho anh trai mình nhưng sau đó lại an ủi anh rằng mình chỉ “viết cho vui”. Khi biết về lá thư tuyệt mệnh đó, ông Tân bắt đầu kiểm soát Thanh, cấm cô không ra ngoài mua đồ quá 10 phút, không được về quê hay ra ngoài khi chưa được phép.
Sáng 26/3/2005, bà Tiêu một lần nữa bắt gặp chồng và giúp việc trên giường. Trưa hôm ấy, bà cảnh cáo Thanh: “Đừng mơ! Chỉ cần tôi còn ở đây, cô có tốt nghiệp đại học cũng không tìm nổi việc đâu”. Thanh cảm thấy tuyệt vọng khi nghe điều này. Quách Tùy Tân thì an ủi giúp việc: “Em cứ học hành chăm chỉ đi, sau khi tốt nghiệp ông nhất định sẽ sắp xếp cho em một công việc tốt”.
Chiều ngày 2/4, cháu gái của ông Tân đến chơi. Thanh đưa cô bé ra ngoài đi dạo thì vô tình giẫm phải chân bé. Đứa trẻ còn nhỏ nhưng đã nhặt một quả chuối đánh Thanh rồi dùng giọng hách dịch khiển trách: “Chị mới tốt nghiệp cấp 2. Chị thật ngu ngốc”. Lòng tự trọng bị đụng chạm nhưng Thanh không giỏi cự cãi nên chỉ có thể xoay người đi vào bếp nấu cơm.
Đêm hôm đó, Phàn Kiến Thanh nằm trên giường không ngủ được. Cô không muốn tiếp tục cuộc sống như ác mộng này. Lúc này, tâm lý cô vô cùng mất cân bằng. Thanh cho rằng kể từ khi bà Tiêu về làm vợ ông Tân, cuộc sống của cô càng thêm nhục nhã, muốn chấm dứt cuộc sống này thì nhất định phải đuổi bà Tiêu đi. Theo dòng suy nghĩ này, một ý định khủng khiếp lóe lên trong đầu cô.
Sáng hôm sau, Thanh lặng lẽ thức dậy, thận trọng đi xuống hầm, lấy từ trong ngăn kéo ra một chiếc rìu rồi rón rén bước vào phòng ngủ của Tiêu. Sau khi xác định Tiêu đã chết, Thanh mở tủ, tìm một chiếc mũ và một đôi găng tay. Thanh đeo găng tay vào rồi dùng chiếc mũ che lên vết thương đẫm máu của Tiêu.
Lúc này, Quách Tùy Tân đang ở căn phòng khác đã bị đánh thức. Khi đi tới, ông bị cảnh tượng trước mắt làm cho kinh hãi. Phàn Kiến Thanh đột nhiên ném mũ và găng tay xuống, đẩy ông Tân ra khỏi cửa và nói: “Chỉ cần ông không tố cáo, tôi sẽ ở bên ông”. Tuy nhiên, ông Tân sợ hãi lao xuống lầu, Thanh theo sát suốt chặng đường. Ngay khi ông Tân đến phòng khách, Thanh đã đuổi kịp, giơ rìu lên và xuống tay.
Sau đó, Thanh lấy hơn 10.000 nhân dân tệ rồi gọi điện cho anh trai, thông báo việc mình vừa giết người. Nghe thấy giọng điệu em gái không phải đùa, anh Thanh lập tức gọi điện cho người đứng đầu thành phố Tân Thành.
7h sáng ngày 3/4, cảnh sát đến. Ngay sau đó, Phàn Kiến Thanh đã thú nhận quá trình phạm tội nhưng không chịu nói lý do. Cô chỉ nói: “Tôi đã giết người đàn ông đó, anh có thể bắn tôi”.
Trước hành vi bất thường của Thanh, để tìm ra chân tướng, đội trưởng đội cảnh sát hình sự đã đưa cô đi khám phụ khoa. Bác sĩ kết luận màng trinh của Thanh đã bị rách từ lâu. Khi bị thẩm vấn lần nữa, Thanh bật khóc và nghẹn ngào kể lại quá trình bị ông Tân ức hiếp trong thời gian dài.
Cuối cùng, Phàn Kiến Thanh bị kết án tử hình. Trong thời gian bị giam giữ chờ thi hành án, cô không hề tỏ ra hối hận. Tuy nhiên, trong lòng cô tràn đầy sự tự trách và tội lỗi khi nghĩ đến bố mẹ mình.
Để lại một phản hồi