Bức ảnh bí mật chụp trên tàu “dậy sóng” cộng đồng mạng: Điều đáng sợ nhất của 1 gia đình không phải là nghèo khó mà là thứ này

“Khi bạn không biết cách nuôi dạy con cái, hãy nghĩ đến kiểu cha mẹ mà bạn cần khi còn nhỏ”.
1.

Cách đây vài ngày, một “bức ảnh chụp lén” ở Trung Quốc bỗng trở thành chủ đề tìm kiếm hot, gây ra vô số tranh luận.

Được biết, một blogger đã ghi lại được cảnh tượng trên tàu cao tốc: Đứa trẻ vô tình làm đổ hộp sữa, sữa lập tức chảy ra khắp nơi. Người mẹ đã thẳng tay tát con trước mặt mọi người. Trên tàu có rất nhiều người, ai cũng chứng kiến sự bối rối, tủi hổ của đứa trẻ lỡ mắc lỗi.

Con chỉ vô tình làm đổ sữa xuống đất mà không làm bẩn quần áo hay làm bị thương những hành khách bên cạnh. Một chai sữa cũng không đắt lắm. Thật khó để nói “lau sạch rồi mẹ sẽ mua cho con chai khác” hay sao?

Không ai biết lúc đó cậu bé đang nghĩ gì. Nhưng lúc này, chắc hẳn điều khiến bé còn buồn hơn cả việc làm đổ sữa hay mất đi thứ mình thích, đó là cảm giác bị mất thể diện nơi công cộng.


Đứa trẻ vô tình làm đổ hộp sữa, sữa lập tức chảy ra khắp nơi.

Blogger chứng kiến không khỏi đặt câu hỏi: Ý nghĩa của giáo dục là gì? Nhiều người không thể đưa ra câu trả lời cụ thể. Nhưng dưới phần bình luận lại có vô số kỷ niệm tuổi thơ không mấy yên bình.

“Khi tôi bước sang tuổi 20 và lỡ làm vỡ đồ đạc trước mặt bố mẹ, phản ứng đầu tiên của tôi vẫn là sợ hãi. Đó là phản ứng của việc bị bố mẹ la mắng, đánh đòn khi còn nhỏ”; “Tôi vô tình làm vỡ đĩa cá và bị mắng suốt ngày. Làm không tốt việc gì, tôi cũng sẽ bị mẹ ném đồ đạc và mắng mỏ. Cụm từ “đồ ngốc” vẫn còn là cái bóng khi tôi 33 tuổi: “Mày không thể làm được gì cả”; “Nếu việc nhỏ này không làm tốt thì sau này con có ích lợi gì?”.

Những lời buộc tội áp đảo đó, những lời chửi rủa buột miệng trở thành một vết sẹo không bao giờ có thể xóa bỏ hay chữa lành được.

“Hồi nhỏ trộn cơm với nước mắt nhưng lớn lên gối vẫn đẫm nước mắt”. Chiếc bát chúng ta vô tình làm vỡ hồi lớp một vẫn còn làm chúng ta đau khi lớn lên.

2
Một đứa trẻ lớn lên trong sự chì chiết thường xuyên bằng lời nói của cha mẹ sẽ không dám phản kháng hay bày tỏ
Một cư dân mạng đã kể lại một câu chuyện:

“Hai mẹ con đến cửa hàng, người mẹ có vẻ hung dữ nhưng cậu bé lại hoàn toàn khác. Tôi không khỏi ngạc nhiên vì một người mẹ dữ dằn lại có thể nuôi dạy đứa con trầm lặng như vậy. Giây tiếp theo, tôi đã tìm được đáp án.

“Mày muốn uống gì! Nói đi! Đó không phải thứ nên uống!”. Ba câu liên tiếp không phải nói nhẹ nhàng mà hét lên với một đứa trẻ. Cậu bé lập tức chọn ly rẻ nhất. Sau đó, sau khi cẩn thận rời mắt khỏi mẹ để dò xét, cậu chọn size M.

Ngay lúc đó, tôi hiểu rằng cậu bé không hề im lặng mà hèn nhát. Cậu thận trọng vì sợ làm sai và bị đánh, mắng. Một đứa trẻ lớn lên trong sự chì chiết thường xuyên bằng lời nói của cha mẹ sẽ không dám phản kháng hay bày tỏ. Cho dù có bệnh, bị thương cũng không dám nói cho cha mẹ biết. Bởi nó biết rằng thứ mình nhận được sẽ không phải là sự đồng cảm mà là “Sao con lại bất cẩn như vậy”. Sẽ chẳng có gì hơn ngoài việc bị đánh, mắng”.

Từng có 1 vụ việc khác lọt “hot search” năm ngoái.

Ở Hà Nam, một cậu bé 14 tuổi nửa đêm khát nước và vô tình uống phải ngụm paraquat (một loại thuốc diệt cỏ) mà bố mẹ đặt trên bậu cửa sổ. Tình trạng nguy kịch. Sau 11 lần lọc máu và 13 ngày chạy thận nhân tạo liên tục, cậu bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nhưng nhìn chung, có một điểm đáng được chú ý hơn là: Sau khi uống nhầm hóa chất, cậu bé chỉ có đủ can đảm để kể cho bố mẹ nghe chuyện đã xảy ra hai ngày sau, khi cảm thấy quá kiệt sức. Nhiều người không dám tưởng tượng cậu bé đã lớn lên trong môi trường như thế nào, để sau khi xảy ra tình huống nghiêm trọng như vậy cũng không dám nói chuyện với bố mẹ.

Nếu bạn lớn lên với sự quan tâm, chẳng phải mọi chuyện sẽ không phát triển đến mức nghiêm trọng như vậy sao?

Thật không may, “nếu như” là thứ vô dụng nhất trên đời. Biết bao phụ huynh thích đắm chìm trong việc giáo dục la mắng. Nếu con không đồng tình, họ sẽ tức giận.

3
Cuối cùng, khi nào bạn nhận ra rằng việc làm vỡ đĩa không phải là vấn đề lớn?
Có một tình huống như vậy: Bé gái 12 tuổi giúp bố mẹ bưng bia. Không ngờ đáy hộp bỗng nhiên bị nứt, bia đổ văng tung tóe khắp nơi, em sợ hãi đến mức đứng hình tại chỗ. Tưởng sẽ trách mắng con nhưng không, mẹ cô bé vội chạy tới nhẹ nhàng ôm con gái đang hóa đá sang một bên. Khách hàng ở bên cạnh cũng nhanh chóng nhường cho người mẹ một chiếc ghế đẩu để cô ngồi xuống kiểm tra xem con có bị thương hay không.

Phản ứng đầu tiên của nhiều người là “Không sao rồi”. Tai nạn bất ngờ này đã được giải quyết dễ dàng nhờ sự quan tâm nồng nhiệt. Hóa ra việc làm vỡ bát không phải là chuyện gì to tát. Hóa ra nếu bạn làm vỡ thứ gì đó, bạn cũng có thể sẽ không bị mắng.


Tai nạn bất ngờ này đã được giải quyết dễ dàng nhờ sự quan tâm nồng nhiệt.

Bạn thấy đấy, việc giải quyết một vấn đề luôn có tác dụng mạnh mẽ hơn việc chỉ trích.

Một người cha mẹ ổn định về mặt cảm xúc không chỉ có thể nuôi dạy một đứa trẻ ổn định về mặt cảm xúc mà còn giúp nó học cách chia sẻ, hiểu trách nhiệm và hiểu sự trưởng thành trong tình yêu thương để từ đó được hạnh phúc suốt đời.

Có câu: “Điều đáng sợ nhất của một gia đình không phải là nghèo khó mà là có một người giỏi tạo ra mâu thuẫn nội bộ”.

Nếu bạn làm vỡ một chiếc bát trị giá vài chục ngàn, bạn có thể mua lại. Nếu giày đặt sai vị trí có thể điều chỉnh lại. Nhưng một đứa trẻ đã bị hủy hoại bởi những lời la mắng không ngừng nghỉ thì khó có thể hồi phục được.

Nhiều người lần đầu tiên trở thành cha mẹ, họ có thể bối rối và choáng ngợp. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta là trẻ con. “Khi bạn không biết cách nuôi dạy con cái, hãy nghĩ đến kiểu cha mẹ mà bạn cần khi còn nhỏ”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*