Báo Nga tiết lộ kế hoạch đặc biệt của ông Putin với VN

Chào các bạn! Chúng ta đều đã biết, mới gần đây Tổng thống Nga Putin đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sau khi Tổng thống Putin trở về nước, báo Nga đã tiết lộ một kế hoạch đặc biệt của ông với Việt Nam. Vậy kế hoạch đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trước khi sang Việt Nam, Tổng thống Putin đã tự tay chấp bút viết một bài về mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam, bài viết đó được đăng trên báo Nhân Dân. Việc đích thân một nhà lãnh đạo nước ngoài viết bài về Việt Nam là chuyện rất hiếm, điều này cho thấy Tổng thống Putin rất quan tâm đến mối quan hệ với Việt Nam.

Theo hãng thông tấn AIA Novosti của Nga, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 20 tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ mong muốn nâng cao hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng. Cụ thể, tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Putin nhấn mạnh Nga sẵn sàng thiết lập nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn cho Việt Nam.

AIA cho biết, khi trả lời phóng viên cùng ngày, Tổng thống Putin cho biết cụ thể về kế hoạch cung cấp LNG cho Việt Nam. Theo đó, Nga có thể vừa sản xuất LNG tại Việt Nam, vừa cung cấp LNG từ lãnh thổ của Nga. Ông Putin nói rằng có nhiều lựa chọn ở đây: chúng ta có thể tham gia xây dựng các cơ sở hóa lỏng phù hợp, hoặc cung cấp LNG cho Việt Nam từ lãnh thổ của Nga. Dù phương án nào thì điều này cũng khả thi và có đầy triển vọng.

Trong bài xã luận “Nga và Việt Nam: Tình hữu nghị được thử thách qua thời gian” do đích thân ông Putin chấp bút và đăng trên báo Nhân Dân ngày 19 tháng 6, nhà lãnh đạo Nga công bố dự định triển khai các dự án LNG của tập đoàn Novatech – nhà sản xuất và xuất khẩu khí LNG hàng đầu của Nga. Nói về Novatech, đây là một trong những tập đoàn năng lượng được Nga cấp giấy phép xuất khẩu LNG trực tiếp.

Theo báo điện tử Chính phủ, trong số 11 văn kiện hợp tác giữa các bộ ngành và doanh nghiệp hai nước được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Putin, có bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Novatech. Trước khi ông Putin nói về kế hoạch cung cấp LNG dài hạn cho Việt Nam, truyền thông Nga đã nhiều lần đề cập tới vấn đề này. Tập đoàn Novatech cũng đã ít nhất ba lần bày tỏ sự quan tâm đối với lĩnh vực LNG ở Việt Nam.

LNG được xem là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất hiện nay bởi không thải ra muội than, khói hoặc bụi trong quá trình đốt. Khí tự nhiên hóa lỏng cũng không phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời, nên ít gặp tình trạng gián đoạn. Với những lợi thế vượt trội, LNG đã trở thành cái tên tạo địa chấn trên khắp các châu lục. Tại Mỹ, tờ LP cho biết sức hút của LNG được ví như cơn sốt vàng thời hiện đại, làm rung chuyển các trung tâm năng lượng. Hàng loạt cơ sở LNG được xây dựng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới năm 2023.

Còn ở Việt Nam, năm 2022, Việt Nam đã nhận được cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ đô la từ các nước gồm Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Mỹ, Italia, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch để chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh hơn, ít phát thải hơn. Trong 15,5 tỷ đô này, sẽ có 200 triệu là viện trợ không hoàn lại và phần còn lại là cho vay với lãi suất thấp. Mục tiêu quan trọng của Việt Nam là giảm công suất điện than từ 37 GW xuống còn 32 GW. Nhiệt điện than là nguồn sản xuất điện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất và hầu như ở các nước phát triển, họ đều đã dừng phát điện từ than. Thay vào đó, sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG sẽ là mục tiêu mà Việt Nam hướng đến. Nó sạch hơn nhưng cũng đắt hơn.

Nói về LNG, khí tự nhiên hóa lỏng được biết đến từ thế kỷ 19 khi nhà hóa học và lý học người Anh Michael Faraday thí nghiệm với các loại chất khí khác nhau, bao gồm khí tự nhiên. LNG có thành phần chủ yếu là CH4 (methane), chiếm 94,3%, không màu, không mùi, không độc hại, được làm lạnh tại nhiệt độ -162°C để chuyển sang thể lỏng. LNG chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khối khí tự nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc tồn chứa và vận chuyển đến các nơi tiêu thụ xa. Với sức chứa gấp 2,4 lần khí tự nhiên nén (CNG), LNG khi cháy có thể tạo ra ngọn lửa nhiệt độ cao khoảng 1880°C và có khả năng cháy hoàn toàn mà không để lại cặn, giúp các loại thiết bị máy móc an toàn hơn, ít hao mòn hơn, ít phải bảo trì và tăng tuổi thọ.

LNG khi đốt cháy tạo ra ít hơn 40% khí thải CO2 so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ, điều này khiến LNG trở thành nhiên liệu sạch nhất thế giới so với các nhiên liệu truyền thống. Khi châu Âu cắt đứt quan hệ mua bán khí với Nga, họ đã phải tích cực tìm nguồn thay thế. Chỉ trong năm ngoái, hơn 20 trạm LNG đã được xây mới hoặc mở rộng trong khắp EU. Giờ đây, các trạm này đang đi vào hoạt động và lượng LNG đổ vào Liên minh châu Âu ngày càng nhiều.

Nhận định về xu hướng LNG tại Việt Nam, trong bài viết tháng 3 năm 2023, hãng tin Sputnik của Nga cho rằng sau khi tiếp nhận lô đầu tiên với 70,000 tấn LNG do Tập đoàn Năng lượng Quốc gia Gazprom cung cấp vào năm ngoái, Việt Nam đã chính thức hòa mình vào xu hướng LNG của thế giới. Hãng tin Nga đánh giá LNG là nguồn nhiên liệu cầu nối trong quá trình Việt Nam chuyển từ năng lượng hóa thạch sang các loại nhiên liệu sạch, đồng thời là lựa chọn hợp lý trước những thách thức trong thời gian tới khi mà nhiên liệu than không thể mở rộng. Việt Nam sẽ ngừng hẳn việc sử dụng than để phát điện vào năm 2050 theo quy hoạch điện 8, và thủy điện hết dư địa phát triển.

Trong kế hoạch quy hoạch điện 8, Việt Nam đang đặt mục tiêu đưa tổng nguồn điện khí tái hóa LNG lên 14,9% vào năm 2030. Sputnik cho rằng để đáp ứng được mức này, Việt Nam sẽ phải có nguồn cung đầu vào LNG khoảng 15 triệu tấn mỗi năm. Nga hoàn toàn có thể trở thành nguồn cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam trong dài hạn. Tập đoàn Novatech từ lâu đã nhìn thấy cơ hội vàng ở Việt Nam với nhu cầu LNG có xu hướng tăng mạnh trong vài năm tới. Theo quy hoạch điện 8, Việt Nam sẽ được dự đoán trở thành điểm sáng trên thị trường LNG và đang trên đà trở thành người chơi lớn trong lĩnh vực này.

Hãng tin CNBC dẫn lời các chuyên gia nhận định Việt Nam sẽ nằm trong số các nước Đông Nam Á trở thành động lực chính cho thị trường LNG vào năm 2030. Dự kiến, nhu cầu LNG từ châu Âu sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, sau đó sẽ giảm dần vào năm 2030. Còn ở Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia, sẽ là động lực tăng trưởng.

Nhận thấy cơ hội lớn ở Việt Nam, từ tháng 8 năm 2021, Novatech của Nga đã công bố thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội với mong muốn phát triển loạt dự án cung cấp LNG cho Việt Nam. Tháng 3 năm nay, trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Novatech đã một lần nữa bày tỏ sự quan tâm đến các dự án LNG tại Việt Nam. Giám đốc phát triển kinh doanh của Novatech cho biết Novatech đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực khí hóa lỏng tại Việt Nam, không chỉ bao gồm việc tham gia dự án LNG với các đối tác, mà còn tiếp cận thị trường khí đốt đang phát triển tại Việt Nam.

Với kết quả tốt đẹp sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin và công bố của nhà lãnh đạo Nga, chúng ta có thể kỳ vọng Novatech sẽ sớm triển khai các dự án LNG tại Việt Nam trong thời gian tới. Tổng thống Putin muốn hỗ trợ Việt Nam trên con đường chuyển đổi năng lượng xanh, và Nga có thể cung cấp đủ nhu cầu khí hóa lỏng cho Việt Nam trong hàng chục năm. Chúng ta rất mong rằng với tình bạn tốt đẹp này, Nga sẽ để lại cho Việt Nam mức giá hữu nghị hơn tất cả các quốc gia khác.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*