Choáng trước quy mô căn hầm ông Tập Cận Bình trú ẩn trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra

Cấu tạo,thiết kế cũng như quy mô của căn hầm trú ẩn hạt nhân dành cho các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc khiến ai nấy đều không khỏi trầm trồ.
Từ thời kì Chiến Tranh Lạnh (1947 – 1991), các cường quốc trên thế giới đã xây dựng những căn hầm trú ẩn kiên cố để bảo vệ các lãnh đạo cấp cao của quốc gia khi chiến tranh xảy ra. Cho đến nay, những căn hầm trú ẩn này vẫn được sử dụng cho mục đích phòng vệ, một số thì trở thành địa điểm tham quan du lịch. Từ hàng chục năm trước, Trung Quốc cũng đã rục rịch xây dựng hầm trú ẩn hạt nhân dành cho lãnh đạo cấp cao với quy mô cực kì lớn. Trong trường hợp Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, chủ tịch Tập Cận Bình cùng các quan chức, phụ tá, binh sĩ và nhân viên có thể lánh nạn ở đây. Vậy hầm trú ẩn hạt nhân của đất nước tỷ dân có quy mô khủng cỡ nào?


Khu vực rừng quốc gia Tây Sơn, Trung Quốc
Được biết, căn hầm này có độ sâu 2km, nằm dưới công viên rừng quốc gia Tây Sơn và chỉ cách trụ sở chính phủ ở trung tâm Bắc Kinh khoảng 20 km về phía tây bắc, cực kì thuận lợi và nhanh chóng khi phải di chuyển trong trường hợp khẩn cấp. Người dân được biết đến sự tồn tại của căn cứ này là vào năm 2016, khi truyền thông của Trung Quốc đưa tin về chuyến thăm lần đầu tiên của chủ tịch Tập Cận Bình tại đây.


Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu đến thăm hầm trú ẩn vào năm 2016
Để hình dung ra quy mô khủng của hầm trú ẩn hạt nhân Trung Quốc, nhà nghiên cứu thuộc Viện Địa chất và Địa vật lý Trung Quốc Qin Dajun đã so sánh căn hầm này với hang Krubera – hang động sâu nhất thế giới nằm ở Georgia (độ sâu khoảng 2.200 mét). Vì một lớp đá hoa cương dày 100 mét mới có thể chống đỡ được 1 cuộc tấn công hạt nhân nên bên ngoài hầm trú ẩn của Trung Quốc đã lát những lớp đá hoa cương có độ dày lên đến 1.000 mét. Nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn luôn tu sửa và nâng cấp để tăng mức độ an toàn của căn hầm này lên cao nhất có thể.


Sơ đồ vị trí hầm trú ẩn
Có một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc, đó là liệu có khi nào xảy ra tình huống hết nước khi trú ẩn trong hầm quá lâu hay không. Trước nỗi băn khoăn này, ông Qin Dajun khẳng định nguồn nước ngầm ở đây luôn dồi dào, lại có thêm nước trong khu vực nên có thể đáp ứng nhu cầu của hơn một triệu người, kịch bản thiếu nước rất khó để xảy ra. Tuy nhiên, nhà khoa học hạt nhân Liu Yong cũng cảnh báo về việc các bụi phóng xạ sẽ tồn tại trong nước và đất lâu hơn trong không khí nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân. Do đó chính phủ Trung Quốc đang tài trợ cho việc nghiên cứu phát triển các công nghệ và thiết bị xử lý chất thải phóng xạ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*