Sang tên sổ đỏ cho con: Nên để là cho, tặng hay thừa kế thì lợi nhất?

Sang tên sổ đỏ, lâu nay đã là việc làm phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Tuy vậy, không phải ai cũng rành mạch và thành thạo quy trình thực hiện từng bước của loại thủ tục hành chính này.
* Sang tên Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

1. Tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
* Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật.

Sang tên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo hình thức thừa kế chỉ được thực hiện khi cha mẹ chết.

* Khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tặng cho tài sản, đó là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo sự thỏa thuận.

Theo đó, sang tên Giấy chứng nhận theo hình thức tặng cho được thực hiện khi cha mẹ còn sống.

Ưu và nhược điểm của tặng cho và thừa kế

Để trả lời cho câu hỏi nên tặng cho hay để thừa kế quyền sử dụng đất cho con, cha mẹ cần nắm rõ ưu và nhược điểm cơ bản của từng hình thức chuyển quyền sử dụng đất này.

Trên đây là quy định liên quan đến vấn đề khi cha mẹ sang tên Sổ đỏ cho con thì nên tặng cho hay để thừa kế. Theo đó, không có phương án nào có ưu điểm tuyệt đối mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ gia đình để lựa chọn phương án tốt nhất. Nếu cha mẹ chỉ có một thửa đất có thể áp dụng quy định về quyền hưởng dụng để chia nhà đất con.

Về trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Bước 1: Lập hợp đồng tặng – cho nhà đất và tiến hành thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng, hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Nghĩa vụ thuế, lệ phí trước bạ khi sang tên sổ đỏ

+ Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con

+ Phiếu yêu cầu công chứng (mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng);

+ Dự thảo Hợp đồng tặng – cho (nếu có);

+ Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của bên tặng – cho và bên nhận tặng – cho (bản sao);

+ Sổ hộ khẩu của các bên;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, bản sao);

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa bên tặng – cho và bên nhận tặng – cho như: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn,…

Bước 2: Tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con tại UBND cấp quận/huyện nơi có nhà đất. Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa cha mẹ, con cái như: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn,…

Bước 3: Sau khi hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai tại UBND cấp huyện sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế để hoàn tất các nghĩa vụ về thuế.

Bước 4: Sau khi hoàn tất đã thực hiện việc nộp lệ phí trước bạ thuế thu nhập cá nhân thì nộp trở lại Văn phòng đăng ký đất đai để nhận bản chính sổ đỏ đã được đăng bộ sang tên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*