Theo quy định những người có bằng lái xe cấp tới tháng 12/2023 tròn 10 năm cần phải đổi lại là người có bằng lái xe hạng A4, hạng B2 được cấp tháng 12/2013.
Đổi hoặc xin cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) là nhu cầu tất yếu của nhiều người, đặc biệt là khi giấy phép lái xe bị hỏng, mất, hết hạn hoặc cần đổi sang loại mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ thủ tục và điều kiện để đổi giấy phép lái xe, đặc biệt là trường hợp mất hồ sơ gốc.
Hồ sơ gốc là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, được cấp cho người trúng tuyển kỳ sát hạch và tự bảo quản. Hồ sơ gốc có giá trị trong 5 năm kể từ ngày thi và được coi là căn cứ để xác nhận người lái xe đã qua kỳ thi sát hạch.
Ai làm mất giấy tờ và không được cấp mới?
Tùy từng trường hợp cụ thể, người bị mất hồ sơ gốc có thể không cần phải sát hạch lại khi có nhu cầu đổi giấy phép lái xe. Tuy vậy, có 3 trường hợp sau sẽ không được cấp lại mà người dân sẽ thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.
– Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành để được lập lại hồ sơ và cấp GPLX mới.
– Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành để được lập lại hồ sơ và cấp GPLX mới.
– Trường hợp mất cả hồ sơ gốc và GPLX thì không được phép xin cấp lại hay đổi, mà người lái xe phải dự sát hạch để được cấp lại GPLX từ đầu.
Còn trong trường hợp mấy hồ sơ gốc GPLX mô tô 2 bánh nhưng còn GPLX thì vẫn được lập hồ sơ và cấp lại bằng. Hoặc mất hồ sơ gốc GPLX ô tô, nếu GPLX còn hạn sử dụng và có tên trong sổ lưu cơ quan quản lý thì được lập lại hồ sơ.
Đối tượng được đổi giấy phép lái xe gồm những ai?
Theo khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
– Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
– Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
– Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
– Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
– Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
– Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
– Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
– Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
– Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp bao gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Để lại một phản hồi