Thấy số điện thoại này gọi đến hãy cúp máy ngay, cẩn thận bị lừa đảo mất sạch tiền trong tài khoản

Dưới đây là danh sách các đầu số điện thoại lừa đảo người dân cần cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi:
Danh sách các đầu số điện thoại lừa đảo mới nhất 2023

Dưới đây là danh sách các đầu số điện thoại lừa đảo người dân cần cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi:

Hướng dẫn kiểm tra số điện thoại lừa đảo

Chiêu trò lừa đảo bằng số điện thoại được thực hiện với mục đích chiếm đoạt tiền bạc và tài sản của người dùng. Một số hình thức phổ biến bao gồm:

– Nháy điện thoại khiến bạn phải gọi lại để trừ tiền

– Sử dụng tên gần giống với tên một tổ chức uy tín nào đó để nhắn tin lừa đảo nhằm khai thác thông tin từ người dùng

– Giả danh công an, cảnh sát gọi điện thông báo nộp phạt

– Giả danh nhân viên của cửa hàng, công ty xổ số,… thông báo người dùng may mắn trúng thưởng và để nhận được phần thưởng phải đóng nhiều loại phí

– Các cuộc gọi, tin nhắn mời chào giới thiệu việc làm tại nhà lương cao

– Giả làm người đi đường gọi điện thông báo con của người dùng gặp tai nạn cần nộp viện phí gấp


Do đó, khi biết người gọi là ai và muốn kiểm tra xem số điện thoại này có phải lừa đảo hay không thì có thể thực hiện theo các cách sau :

(1) Kiểm tra số điện thoại lừa đảo qua tổng đài tra cứu

Tại Việt Nam, mỗi nhà mạng đều sẽ có đường dây nóng để giải quyết các vấn đề khiếu nại, hỗ trợ những yêu cầu của khách hàng. Do đó, khi muốn kiểm tra thông tin số điện thoại lạ nào đó, người dùng có thể liên hệ hotline tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng:

– Hotline Viettel: 1800 8098

Ngoài ra, đối với nhà mạng Viettel có 2 cách để kiểm tra số điện thoại lừa đảo như sau:

Cách 1: Gọi trực tiếp vào số tổng đài Viettel 1900 8198 hoặc 198 để nhờ hỗ trợ

Cách 2: Nhấn gọi vào số điện thoại cú pháp *0# hoặc *888# để tiến hành kiểm tra số điện thoại có phải lừa đảo hay không

– Hotline Mobifone: 1800 1090

Đối với nhà mạng Mobiphone có 2 cách để kiểm tra số điện thoại lạ:

Cách 1: Liên hệ trực tiếp với tổng đài nhà mạng thông qua số 9090, ấn phím 4 để được hỗ trợ kiểm tra số điện thoại

Cách 2: Nhấn gọi với cú pháp *555# (miễn phí)

– Hotline Vinaphone: 1800 1091

Đối với nhà mạng Vinaphone có 3 cách để bạn kiểm tra số điện thoại lừa đảo:

Cách 1: Gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng 9092, ấn phím 4 để được hỗ trợ kiểm tra số điện thoại

Cách 2: Nhập *110# và gọi để kiểm tra số thuê bao bằng mã USSD

Cách 3: Liên hệ đến tổng đài viên của Vinaphone theo số hotline 9191 hoặc 1800 1091

(2) Tra cứu thông tin của đối tượng nghi ngờ lừa đảo trên google

Trường hợp nhận được tin nhắn hay cuộc gọi thông báo trúng thưởng từ một chương trình nào đó, trước khi làm theo yêu cầu của phía bên kia, cần tìm hiểu kỹ thông tin của công ty cũng như thông tin của chương trình trúng thưởng.

Theo đó, có thể lên Google và kiểm tra bằng cú pháp Tên công ty + lừa đảo, Google sẽ trả lại loại kết quả tìm kiếm liên quan đến công ty này. Trường hợp đây là công ty chuyên lừa đảo và đã được cảnh báo trước đó thì người dân có thể dễ dàng nhận biết được.

Nêu như là số điện thoại, có thể kiểm tra bằng cách copy và dán số điện thoạitrên Google theo cú pháp Số điện thoại + lừa đảo.

Theo cảnh báo của nhà mạng VNPT, khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)…

Những hành vi lừa đảo qua điện thoại phổ biến

Hiện nay, việc lừa đảo qua điện thoại xảy ra khá phổ biến. Qua phản ánh của nhiều người, những hành vi lừa đảo qua điện thoại mà hầu hết mọi người đều gặp phải như sau:

– Giả mạo Công an, Viện kiểm sát,…: Hành vi giả mạo Công an, Viện kiểm sát,… gọi điện thoại cho người dân gây sức ép, hoang mang đến người dân. Những cuộc gọi lừa đảo mà người dân thường gặp trong trường hợp này là giả mạo cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội; gây tai nạn bỏ trốn;…

Sau khi nắm bắt được tâm lý hoang mang của người dân, chúng sẽ làm giả lệnh bắt, khởi tố của cơ quan Công an nhằm đe doạ, yêu cầu người dân chuyển tiền vào số tài khoản mà chúng cung cấp để phục vụ cho công tác điều tra.

– Giả mạo nhân viên cửa hàng, công ty xổ số,…: Hành vi giả mạo nhân viên cửa hàng, nhân viên sổ xố gọi điện cho người dân, lấy lý do người dân là một trong số những khách hàng may mắn trúng giải thưởng cao của một chương trình nào đó và nếu người dân muốn nhận được phần thưởng này thì người dân sẽ phải chuyển một số tiền dùng để đóng thuế, dùng để trả tiền phí vận chuyển;… để có thể nhận được phần thưởng này.

– Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn, gửi email, gọi điện thoại,… để gợi ý, mời chào những ưu đãi khi thực hiện các khoản vay online: Đối với hành vi này, chúng sử dụng thủ đoạn là thực hiện người dân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online,… Sau khi người dân nhẹ dạ, cả tin, thực hiện các thủ tục vay theo hướng dẫn của chúng thì chúng sẽ yêu cầu người dân xác nhận phê duyệt khoản vay. Để có thể hoàn tất thủ tục hoàn vay, người dân phải nộp các khoản lệ phí và chúng sẽ chiếm đoạt các khoản lệ phí đó.

– Gọi điện thông báo cho người dân biết người dân có một đơn hàng được gửi về từ nước ngoài và yêu cầu người dân nộp thuế, phí, cước vận chuyển… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp để nhận quà.

Mức xử phạt hành chính dành cho hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản

Tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Như vậy, đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính lên tới 10.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản

Đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản thì các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các mức hình phạt cụ thể như sau:

(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*