34 ứng dụng khiến bạn bị rút sạch tiền trong tài khoản ngân hàng: Ai nhỡ tải về nên xóa gấp

Nếu không may tải những ứng dụng này, bạn cần khẩn trương xóa ngay kẻo mất sạch tiền.
Ngày nay, việc lừa đảo công nghệ cao đang ngày càng trở nên phổ biến. Nếu không hiểu biết và tỉnh táo có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào. Nhiều người bị lừa mất hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng tỷ đồng.

GizChina dẫn nguồn SecneurX cho biết, các chuyên gia bảo mật tại đây đã phát hiện hàng nghìn smartphone Android có thể đã bị tin tặc tấn công thông qua một loạt phần mềm độc hại.

Theo đó, những ứng dụng độc hại này có khả năng giúp tin tặc giành quyền kiểm soát thiết bị của nạn nhân từ xa và cho phép tải xuống một số tệp tin cụ thể. Các loại mã độc này đang tập trung tấn công vào nhiều ứng dụng ngân hàng.


Danh sách chi tiết các ứng dụng độc hại bao gồm:

– Logo Design Maker

– Funny Emoji Keyboard

– Animal Doodle Drawing – Joker

– Paper Paint – Autolycos

– Dexterity QR Scanner

– Heart Rate Monitor

– Fun Paint & Coloring

– Beauty Christmas Songs

– Epica Gamebox & Hub

– Magic Face AI

– Love Sticker

– HD Screen Mirroring

– Phone to TV

– Photo Voice Translator

– Effect Voice Changer

– Quick PDF Scanner

– Easy Voice Change

– Fast Language Translator

– Perfect Face Swap

– Effects Photo Editor

– Super Emoji Editor & Sticker

– Blue Voice Changer

– Cool Screen Mirroring

– Phone Cleaner Lite

– Digital Clock – Always display

– Live Wallpaper – HD 3D/4D

– Grape Camera & Photo Editor

– Blood Glucose Recorder

– Clever Clean – Batter Saver

– Album Live Wallpaper & Theme

– Shortcut Screen Mirroring

– Mind Message

– Advanced Cast Screen

– Coloring Painting

Nếu đã cài đặt các ứng dụng trên, người dùng cần nhanh chóng gỡ bỏ chúng ra khỏi thiết bị. Đồng thời, người dùng cần đảm bảo rằng tính năng Google Play Protect được kích hoạt để smartphone có thể được bảo vệ.

Trong trường hợp vẫn thấy các dấu hiệu của phần mềm độc hại (hiển thị quảng cáo, bị trừ tiền không rõ lý do, hao pin…), bạn nên đưa điện thoại về chế độ cài đặt gốc. Thao tác này sẽ xóa tất cả nội dung trên thiết bị, bao gồm các tệp độc hại.

Người dùng có thể khôi phục cài đặt gốc bằng cách vào Settings (cài đặt) > System (hệ thống) > Reset Options (tùy chọn đặt lại) > Erase all data (xóa toàn bộ dữ liệu).

Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều các chiêu thức lừa đảo khác, có thể kể đến như sau:

Đối tượng tội phạm sẽ mạo danh là nhân viên ngân hàng, gọi điện từ số máy bàn có dãy số gần giống với số tổng đài của ngân hàng mời chào khách hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng, hoặc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc một số dịch vụ tài chính khác.

Sau đó những người này sẽ gửi và yêu cầu khách hàng quét mã QR. Khách hàng quét mã QR mà kẻ gian gửi tới sẽ chuyển đến đường link website giả mạo. Các đối tượng này yêu cầu khách hàng nhập các thông tin như: họ tên, căn cước công dân, chụp ảnh căn cước công dân 2 mặt, số thẻ, mã bí mật CVV, ngày hết hạn thẻ.

Khách hàng cũng được yêu cầu chia sẻ mã OTP gửi về số điện thoại, thông tin đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng… Nếu khách hàng cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ chiếm được quyền sử dụng tài khoản Internet banking hoặc thẻ tín dụng, thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã khuyến cáo khách hàng hết sức cảnh giác với yêu cầu quét mã QR hoặc truy cập đường link lạ kiểu này. Tuyệt đối không cung cấp thông tin số thẻ, ba số bảo mật ở mặt sau của thẻ tín dụng, hoặc bất kỳ thông tin bảo mật cá nhân nào khác qua Zalo hoặc số điện thoại không định danh.

Không cung cấp mã xác thực OTP/ Smart OTP cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng. Khi có bất kỳ nghi vấn lừa đảo, khách hàng liên hệ ngay và thông báo cho ngân hàng theo số đường dây nóng, hoặc đến điểm giao dịch gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Gần đây, cơ quan công an cũng từng cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo quét mã QR chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội.

Theo đó, các đối tượng tội phạm sử dụng các tài khoản Facebook để gửi tin nhắn cho bạn bè trong danh bạ, yêu cầu truy cập Zalo bằng mã QR để bình chọn một cuộc thi online. Tuy nhiên, sau khi quét mã QR, tài khoản người dùng sẽ lập tức bị chiếm đoạt quyền và gửi tin nhắn cho người trong danh bạ Zalo để hỏi mượn tiền. Nhiều người đã mất tiền theo cách này.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*