3 loại tiền lương sẽ tăng từ 1/7/2024, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Sẽ có 3 loại tiền lương tăng từ 1/7/2024, vậy cụ thể mức tăng lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Tăng lương của cán bộ, công chức viên chức

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Theo đó, trong chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 – 2,34 – 10 của hiện nay lên thành 1 – 2,68 – 12.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).


Ảnh minh họa

Mức lương khởi điểm trung bình cho công chức, viên chức cũng sẽ tăng với hệ số lương mới là 2,68, cao hơn hệ số 2,34 hiện nay. Đối với công chức, viên chức có trình độ đại học, mức lương khởi điểm trước đây với hệ số 2,34 là hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (so với con số 18 triệu đồng hiện nay).

Như vậy, từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc,…

Đối với công chức, viên chức, việc tăng lương sẽ góp phần cải thiện đời sống của công chức, viên chức, góp phần thu hút và giữ chân nhân tài cho bộ máy nhà nước.

Đối với người lao động: Việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp người lao động có thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống. Đồng thời, kích thích tăng trưởng kinh tế, việc tăng lương cho người lao động sẽ giúp kích thích tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH
Bên cạnh việc cải cách tiền lương công chức thì tại nghị quyết cũng đề cập đến việc tăng lương hưu, trợ cấp BHXH.

Nghị quyết Nghị quyết 104/2023/QH15 cũng nêu ra việc nâng mức lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH).

Bắt đầu từ 1/7, sẽ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp BHXH, các khoản trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công cùng một số chính sách an sinh xã hội khác liên kết với mức lương cơ sở.

Khi cải cách tiền lương được áp dụng từ ngày 1/7, BHXH Việt Nam đã đề xuất mức tăng lương hưu là 8%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, ông Đào Ngọc Dung, lại cho rằng mức lương hưu cần tăng tối thiểu là 15%.

Hiện tại vẫn chưa xác định được con số cụ thể cho sự tăng lương hưu kể từ ngày 1/7. Dự kiến, Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu sẽ được trình lên Chính phủ vào tháng 5/2024.

Tăng lương tối thiểu vùng 6%
Ngày 20/12/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng đã quyết định thông qua mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2024 ở mức 6%. Mức lương mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7.

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ Luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau: là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu

1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và không được thấp hơn mức lương quy định như trên.

Như đã đề cập ở trên, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6% từ 1/7/2024 dẫn đến mức lương các vùng sẽ tăng cụ thể như sau:

Vùng I tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280.000 đồng);

Vùng II tăng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

Vùng III tăng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);

Vùng IV tăng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng với 6% cụ thể như sau:

Vùng I là 23.800 đồng/giờ.

Vùng II lên 21.200 đồng/giờ;

Vùng III là 18.600 đồng/giờ;

Vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*